Học chữ Hán qua câu chuyện : Chữ Nhân 人
Học Hán tự thật dễ dàng nếu biết cách học hợp lí , hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn cách học khiến chúng ta nhớ lâu hơn chữ Hán. Đó chính là học chữ Hán qua những câu chuyện đằng sau đó . Đây là một trong những cách khiến chúng ta nhớ lâu hơn khi tìm hiểu về những truyền thuyết, sự tích truyền miệng của người Trung Hoa cổ đại.
Câu chuyện hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu đó là câu chuyện về chữ Nhân 人. Chúng ta hãy cùng nhau tìm về nguồn gốc , cách hình thành chữ và câu chuyên đằng sau của chữ này nhé!!!!!
1.Hình thù của chữ Nhân
1.1 Hình thù
“人” là một chữ tượng hình .
Hình tượng của từ này trong Kim văn hay Giáp cốt văn đều có chung một hình ảnh. Đó là hình ảnh của một con người đứng nghiêng và duỗi hai tay. Hình ảnh của chữ này phản ánh rõ nhận thức của con người thời xưa về tầm nhìn thế giới chung quanh.
Hình tượng chữ Nhân được phát họa trong chữ cổ là một dáng người đứng thẳng, đây là một điểm khác biệt để nhận biết giữa con người và động vật khác. Vì con người có thể sinh hoạt trong tư thế đứng thẳng , dùng tay sử dụng đồ vật , cầm nắm ,…
1.2 So sánh chữ nhân cùng một số Hán tự chỉ động vật khác.
Điểm khác biệt về dáng đứng thẳng của con người trong chữ Nhân 人 cũng là một điểm phân biệt rất lớn so với các Hán tự khác.
Những từ ngoài từ 牛 (trâu, bò) ,羊 (dê),… Đa số những chữ khác đều có hình thể biểu thị dáng không thể đứng thẳng.
Những hình tượng của các loài động vật khác như 虎 (hổ) ,马 (ngựa),犬 (chó),龙 (rồng), 鼠 (chuột),… Tất cả những hình ảnh trong những chữ tượng hình trên đều biểu thị hình ảnh rủ xuống của đuôi, hai chân duỗi sang hai bên .
Khác với hình ảnh đứng thẳng trong chữ Nhân , các chữ tượng hình này đều biểu thị khả năng không thể đứng thẳng của các loài động vật này trên mặt đất.
Cùng nhờ đặc điểm nổi bật và khác biệt giữa hình tượng con người được khắc họa so với các con vật khác đã làm tăng địa vị của con người trong xã hội.
Địa vị của con người trong xã hội cổ đã được nâng lên . Con người trở thành một phần quan trọng và thiết yếu trong thế giới tự nhiên. Quan niệm “con người là linh hồn của vạn vật” được hình thành trong văn hóa của người Trung Quốc.
2. Tư tưởng trong văn hóa Trung Quốc gửi gắm trong chữ Nhân
2.1 Quan điểm triết học
Trong quan niệm của người Trung Quốc, thiên nhiên và con người là hai thứ không thể tách rời.
Thiên nhiên là nguồn gội , gốc rễ hình thành con người , con người là bắt rễ từ sự sống thiên nhiên .
Vì thế quan niệm trong tư tưởng Triết học của người Trung Quốc có tư tưởng ” Thiên Nhân Hợp Nhất”.
Quan niệm trên thể hiện một tư tưởng con người – đất trời là hai cá thể tuy hai mà một , là sự dung hòa tạo nên sự sống. Ta thấy trong chữ Thiên 天 có một phần là chữ nhân 人。
2.2 Quan điểm về “tam tài” của người Trung Quốc cổ
“Tam Tài” là ba yếu tố cơ bản trong vũ trụ hay trong Thời Không tức Thiên -Địa -Nhân .
Ba nhân tố : Trời 天, Đất 地,Người 人 là ba cá thể được gọi là “tam tài”. Vị trí ở trên là bầu trời cao . Ở dưới là mặt đất, con người là sinh vật tồn tại ở giữa đất và trời.
“Biến hóa mà thành các quẻ (hình trạng) đầy đủ trọn vẹn. Trong đó có đạo Trời, đạo Người và đạo Đất. Đó là Tam Tài, gấp đôi lên thành 6 hào, 6 hào không hơn không kém, đó là đạo Tam Tài”.
Trời -Đất -Người mang ý nghĩa là ba căn cơ cùng lý của vũ trụ vạn vật. Đồng thời cũng là ba căn cơ tác động muôn vật trong vũ trụ.
Quan điểm “tam tài” cho thấy Đất 地,Trời 天 đại diện cho nhân tố tự nhiên và con người 人 đại diện cho nhân tố sinh vật. Quan điểm đã cho thấy một tư tưởng hòa hợp mật thiết giữa con người và thiên nhiên. Thể hiện rõ quan điểm tư tưởng Triết học “người và trời là một” của con người thời cổ.
Câu chuyện về chữ Nhân 人 đã hình thành như thế nào trong xã hội cổ đại Trung Hoa. Sự hình thành của Hán tự nói chung và chữ Nhân nói riêng đã phản ánh sự sáng tạo, thâm thúy và sâu xa trong xã hội của người Trung Quốc cổ.
Mỗi một con chữ đều mang một ý nghĩa sâu sắc. Cũng nhờ những chữ này đã khiến cho người học ngày càng cảm thấy hứng thú .
Hy vọng những chia sẻ nhỏ này sẽ phần nhiều giúp các bạn học tiếng Hán thật tốt nhé ! 谢谢!
Related Posts
20 Cấu trúc câu ngữ pháp tiếng Trung được sử dụng rộng rãi (P5)
Phân biệt ba chữ ‘de’ 的,地,得