Học chữ Hán qua câu chuyện : Chữ Thiên 天 và Địa 地
Những câu chuyện đằng sau mỗi chữ Hán tự là một ý nghĩa sâu xa phản ảnh nhận thức của người Trung Hoa cổ đại. Tìm hiểu chữ Hán qua câu chuyện giúp chúng ta nhớ lâu hơn. Đồng thời hiểu sâu hơn về văn hóa và quan niệm của người phương Đông nói chung và người Trung Hoa cổ đại nói riêng. Hôm nay chùng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu hai chữ Thiên 天 và Địa 地.
1.Tìm hiểu về chữ Thiên 天
1.1 Hình thù
Trong giáp cốt văn, hình thù của chữ Thiên được khắc họa như một người đứng trực diện. Hình thể được khắc họa có phần đầu nhô cao,chính vì thế nghĩa gốc của chữ là đỉnh đầu. Bầu trời trong chữ Thiên cũng có nghĩa là vật ở trên đầu.
Chữ Thiên cũng có nghĩa là thế giới tự nhiên. Ví dụ: 天 然 (thiên nhiên),春 天 (mùa xuân),夏 天 (mùa hạ), 东 天 (mùa đông), …
1.2 Ý nghĩa
Vũ trụ là sự vận hành của trời , đất , mặt trăng , mặt trời,…
Người xưa quan niệm rằng trời đất là một đấng thế mang quyền năng kì diệu. Họ không lí giải được những điều thần kì vạn năng. Chính vì thế mà Trời được tôn lên làm thần. Những vị thần tối cao cũng từ đó mà ra : 天神(thiên thần), 天帝 (thiên đế),上天 (thượng thiên : đấng trên cao).
Lưu truyền trong nhân gian về huyền thoại “Nữ Oa vá trời”: Lúc xưa, trên bầu trời bị thủng một lỗ , nên thiên hạ bất an, nhân gian đại họa. Có một vị thần là Nữ Oa (đầu người mình rắn) đã luyện được đá ngũ sắc . Người đã dùng đá tu luyện đó vá trời mới giúp dân an thái bình. Lỗ hỏng trên bầu trời đã cho thấy được sự khiếp sợ của con người với bầu trời. Qua đó còn thấy được sự khát khao mãnh liệt vượt qua thiên nhiên, chiến thắng tự nhiên của con người .
Có một địa điểm để thờ trời đó là Thiên Đàn Bắc Kinh ( thời kì Minh -Thanh)
2. Tìm hiểu về chữ Địa 地
2.1 Hình thù
Thiên 天 – Địa 地 là hai nhân tố đối lập. Trên cao có trời bên dưới có đất. Trời- đất- con người là một mối quan hệ mật thiết trên vũ trụ.
Chữ Địa là một chữ hội ý. Bên trái là chữ 土Thổ đại diện cho đất. Bên phải là chữ Dã đại diện cho nét nữ tính của người phụ nữ. Chữ Địa là sự kết hợp của Đất và hình ảnh của người phụ nữ vô tình tạo nên một hình tượng cực kì nhân văn . Người đời xem 地 Địa-Đất như người mẹ, sản sinh và nuôi dưỡng con người . Từ đó ta có cụm từ “đất mẹ”.
2.2 Ý nghĩa câu chuyện
Vì Đất và Trời là hai tự nhiên đối lập nhau. Người đời truyền miệng nhau về một thần thoại “Bàn cổ thiên lập địa”.
Truyền thuyết kể rằng : Khi xưa , vũ trụ chúng ta sinh sống chính là một khối hỗn độn. Một ngày nọ , có một người tên là Bàn Cổ, giơ cao chiếc búa của mình , đập vỡ khối hỗn độn đó. Khối hỗn độn đó vỡ ra tan tác , phần nhẹ thì bay lên làm thành trời , phần nặng , đục lắng xuống thấp thành phần đất. Trời càng bay lên cao , đất càng ngày một dày hơn. Bàn Cổ đứng giữ Trời và Đất vì sợ chúng sợ một lần nữa hợp lại thành khối hỗn độn. Cũng vì thế mà Bàn Cổ càng chấn giữ càng cao lớn hơn. Tay thì chống trời , chân thì giữ đất , mãi đến cả 1800 năm. Cuối cùng Đất cũng dày lên, Bàn Cổ đã dùng hết sức của mình, kiệt sức rồi ngã xuống chết. Từ đó Đất và Trời được hình thành.
Người Trung Quốc rất sùng bái Trời Đất. Vua chúa thời xưa thường đến Đông Nhạc Thái Sơn để cúng tế Trời Đất như một phong tục hằng năm.
Related Posts
Truyện ngụ ngôn “tự tương mâu thuẫn”
Học từ vựng tiếng Trung qua chủ đề “Mùa xuân”.