Những lỗi sai thường gặp trong quá trình phát âm tiếng Trung
Tiếng Trung Quốc là một loại ngôn ngữ phát âm có thanh điệu. Tương ứng với mỗi thanh điệu là một nghĩa khác nhau. Cũng giống như tiếng Việt, âm trong tiếng Trung có những âm vực cao thấp khác nhau. Đối với những người nước ngoài có ngôn ngữ mẹ đẻ là ngôn ngữ không có thanh điệu thì việc học tiếng Việt cũng như tiếng Trung không hề dễ dàng gì.
Tuy nhiên, người Việt chúng ta may mắn hơn vì trong tiếng Việt cũng có kha khá điểm tương đồng với thanh điệu tiếng Trung. Mặt khác, cũng vì sự tương đồng đó mà người Việt thường lạm dụng thanh điệu trong tiếng Việt vào tiếng Trung. Lạm dụng như vậy sẽ khiến chúng ta phát âm sai và lâu ngày thành thói quen khó sửa. Vì vậy hãy cùng nhau tìm ra những lỗi sai mà người VIệt Nam thường gặp phải trong quá trình phát âm tiếng Trung nhé.
1.Phát âm sai thanh 4 và thanh 1
1.1 Thanh 1:
Thanh 1 có kí hiệu trong bính âm (pinyin) là một dấu gạch ngang “-” . Khi phát âm sẽ có trường độ dài , độ cao ngang nốt son trong khóa nhạc.
ví dụ ta có chữ : xiāngjiāo (香蕉) :chuối, jīng (京): chữ Kinh trong kinh đô,bīng (冰): băng,…
1.2 Thanh 4:
Thanh 4 có kí hiệu trong bính âm (pinyin) là một nét xiên như dấu huyền trong tiếng Việt “\”. Khi phát âm âm thanh sẽ đi từ âm vực cao xuống âm vực thấp. Trường độ ngắn . Đọc dứt khoác , nhanh .
ví dụ ta có chữ : bìng (病): bệnh , jiào (叫):kêu,yào (要): muốn,…
1.3 Phân biệt hai thanh và cách khắc phục:
Điểm giống:
Hai thanh đều là hai âm cao
Điểm khác :
Thanh 1 có trường độ dài hơn , đọc không thay đổi cao độ
Thanh 4 có trường độ ngắn hơn, cao độ đi từ âm vực cao thấp xuống âm vực thấp. Đọc dứt khoác hơn thanh 1.
Cách phân biệt: Khi đọc thanh 4 và thanh 1 ta sẽ dễ dàng nhận thấy thanh 4 đọc gấp hơn , kết thúc nhanh hơn. Còn đối với thanh 1, đọc sẽ kéo dài hơn. Âm thanh điệu thứ 4 khi phát ra nghe sẽ nhấn hơn thanh 1, thanh 1 nghe nhẹ nhàng hơn.
Một trong những từ dễ nhầm lẫn nếu phát âm sai thanh 1 và thanh 4 là yǎnjìng (眼镜) và yǎnjīng (眼睛). Khi phát âm là yǎnjìng (眼镜) thanh 4 tức là mắt kính. Nhưng khi phát âm là yǎnjīng (眼睛) thanh 1 tức là đôi mắt. Bạn thấy đó , chỉ cần sai trường độ hay nhầm lẫn 1 ít sẽ khiến người nghe hiểu sai ý của mình.
2. Phát âm sai phụ âm trong tiếng Trung Quốc
Tiếng Trung đồng âm rất nhiều trong cách phát âm. Có một số nhóm phụ khiến người đọc rất dễ nhầm lẫn :
2.1 Phân biệt nhóm âm đầu lưỡi trước :
Hai âm trong nhóm âm đầu lưỡi dễ gây nhầm lẫn là chữ ‘z’ và ‘c’
- z : để đầu lưỡi vào mặt trong răng trên , giữ thẳng lưỡi , không khí phát ra từ ở giữa , không bật hơi.
- c : là âm bật hơi của âm z , đầu lưỡi chạm vào mặt trong trăng trên , giữ lưỡi thẳng , không khí phát ra từ ở giữa, bật hơi mạnh hơn ‘z’.
Người đọc thường phát âm lẫn lộn giữa ‘z’ và ‘c’. Không những vậy khi phát âm sẽ bị ảnh hưởng phát âm chữ ‘z’ trong tiếng anh hoặc bị vướn âm ‘ch’ quá nhiều trong phát âm.
Cách khắc phục : nắm kĩ cách phát âm chữ z, luôn nhớ vị trí lưỡi đặt trong mặt trong răng trên , phát âm nhẹ không bật hơi. Còn khi phát âm chữ ‘c’ phát âm tương tự chữ ‘z’ nhưng bật hơi hơn. Cách kiểm tra có thể dùng khăn giấy mỏng để kiểm tra luồng hơi khi phát âm hai âm trên. Âm ‘c’ làm lay khăn giấy còn âm ‘z’ thì không. Đảm bảo khi phát âm không bị trộn lẫn âm ‘ch’ trong tiếng Việt thì bạn sẽ tiệm cận với phát âm đúng.
2.2 Phân biệt nhóm âm mặt lưỡi trong tiếng Trung Quốc :
Một trong những nhóm âm khiến người đọc lẫn lộn là nhóm âm mặt lưỡi. Trong đó có cặp ‘j-q’ cần phân biệt rõ.
- j : tiếp xúc mặt lưỡi với ngạc cứng , luồng hơi từ giữa đi ra . Trong tiếng Trung Quốc , khi phát âm phụ âm này sẽ không bật hơi âm thanh , âm thanh khi đọc sẽ có sự tương đồng với chữ ‘ch’ trong tiếng Việt.
- q : tiếp xúc mặt lưỡi với ngạc cứng , luồng hơi từ giữa đi ra. Âm thanh của phụ âm này sẽ bật hơi hơn ‘j’. (mẹo : có thể để mép miệng nhoẻn ra , phát âm bật hơi hơn ‘j’.
Khác biệt lớn nhất giữa hai phụ âm này là độ bật hơi. Âm ‘j’ phát ra không có độ bật hơi nhưng ‘q’ thì rõ độ bật hơi . Có thể dùng phương pháp đo luồng hơi bằng khăn giấy giống nhóm âm đầu lưỡi trước ở trên để phân biệt.
3. Phát âm sai nguyên âm
Trong pinyin, chữ u là một phiên âm khó nhằn vì nếu theo nhóm phụ âm này đọc là u nhưng nhóm phụ âm khác thì đọc l*à ü
3.1 Khi nào đọc là u khi nào đọc là ü?
Khi đọc là u khi đi chung với các phụ âm môi răng như b, p, m ,f ,âm đầu lưỡi giữa d,t,n*, l* , âm đầu lưỡi trước z, c, s , âm đầu lưỡi sau zh, ch ,sh ,r , âm gốc lưỡi g, h ,k .
Khi đọc là ü khi chung với các phụ âm mặt lưỡi j,q,x và đặc biệt n*, l* cũng có thể phát âm là ü.
Quy tắc trên áp dụng cho tất cả nguyên âm ghép với nguyên âm ‘u’.
3.2 Khi nào phát là ‘i’ khi nào phát âm là ‘ư’?
Đối với nguyên âm ‘i’ sẽ có hai cách phát âm.
Khi đứng với các nhóm âm môi răng b,p,m , nhóm âm đầu lưỡi giữa d, t,n,l , nhóm âm mặt lưỡi j,q,x thì đọc là ‘i’.
Khi đứng với các nhóm âm đầu lưỡi trước z,c,s và nhóm âm lưỡi sau zh,ch,sh,r sẽ đọc là ‘ư’.
Related Posts
Há miệng chờ sung -Thành ngữ Trung Quốc (Thủ châu đãi thổ)
Ôn cố tri tân (温故知新): Câu chuyện thành ngữ Trung Quốc.