Quy tắc viết tiếng Trung Quốc
Chắc hẳn khi bắt đầu học tiếng Trung Quốc, ai trong chúng ta cũng sẽ rất háo hức , nhất là phần chữ viết. Tuy vậy, vẫn có rất nhiều người nhận xét rằng Hán tự rất khó nhớ. Khi đặt bút viết, mọi người không biết bắt đầu từ đâu và viết như thế nào thì hợp lí. Chính vì thế, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu quy tắc viết tiếng Trung qua các nét bút thuận cơ bản và kết hợp các dạng biến thể.
1. Các nét bút thuận trong tiếng Trung Quốc
Trong Hán tự, các chữ viết được cấu tạo cơ bản từ 8 nét đơn. 8 nét đơn này sẽ kết hợp với nhau tạo thành các nét kết hợp khác nhau để hoàn thiện chữ.
1.1 Kết cấu 8 nét cơ bản
Chúng ta sẽ lấy chữ 永 làm ví dụ vì đây là Hán tự có đủ 8 nét cơ bản
- Nét chấm(点): một dấu chấm viết từ trên xuống. Có nét chấm ngắn, chấm dài tùy theo chữ.
- Nét ngang(横): là một nét ngang viết từ trái sang phải.
- Nét sổ thẳng(竖): là một nét thẳng đứng viết từ trên xuống dưới.
- Nét móc(钩): là nét móc lên ở điểm kết thúc của các nét khác.
- Nét hất(提): là nét viết hất từ trái sang phải.
- Nét cong(弯): có một nét viết cong đi từ trên xuống.
- Nét phẩy(撇): là nét bút đi xuống từ phải qua trái.
- Nét mác(捺): nét viết thẳng từ trái qua phải, từ trên xuống.
1.2 Các nét biến thể trong nét bút thuận
Là các nét kết hợp với nhau từ các nét cơ bản.
Nét hất ngang
Nét sổ dài
Nét sổ ngắn
Nét sổ móc
Nét phẩy ngắn
Nét chấm dài
Nét chấm trái
Nét ngang phải
Nét nghiêng phải
Nét ngang sổ
Nét ngang sổ hất phải
Nét ngang phây
Nét ngang sổ móc
Nét ngang móc
Nét ngang móc hất
Nét ngang sổ móc cong
Nét ngang sổ cong
Nét ngang sổ ngang
Nét ngang sổ ngang phẩy
Nét ngang sổ ngang sổ
Nét ngang phẩy cong móc
Nét ngang sổ ngang cong móc
Nét sổ ngang
Nét sổ cong
Nét sổ hất
Nét sổ ngang sổ
Nét sổ ngang phẩy
Nét sổ cong móc
Nét sổ ngang sổ móc
Nét phẩy ngang
Nét phẩy chấm
Nét cong móc
Nét mác móc
2. Quy tắc , thứ tự viết tiếng Trung Quốc
Trong quy tắc viết tiếng Trung Quốc, các chữ trong tiếng Trung Quốc hầu hết đều viết từ trên xuống dưới, từ trái sang phải. Tuy nhiên vẫn có một số quy tắc ưu tiên.
2.1 Quy tắc nét ngang trước nét sổ sau
Khi hai nét ngang và sổ giao nhau , ưu tiên viết nét ngang trước rồi mới đến nét sổ ví dụ như trong chữ “Thập” gồm 1 nét ngang và 1 nét sổ:
2.2 Quy tắc phẩy trước mác sau:
Khi gặp hai nét mác và phẩy , ưu tiên viết nét phẩy trước , lấy ví dụ trong chữ “Văn”
2.3 Quy tắc trên trước dưới sau:
Hầu hết các chữ đều viết từ trên xuống dưới, ví dụ chữ “nhị” là số 2 gồm 2 nét ngang , sẽ viết từ trên xuống:
2.4 Quy tắc trái trước phải sau
Các bộ nằm bên trái viết trước rồi đến các bộ ở bên phải. Ví dụ chữ minh “明” gồm bộ nhật và bộ nguyệt. Bộ nhật bên trái nên viết trước sau đó viết đến bộ nguyệt, vẫn theo quy tắc các nét trên trước dưới sau , trái trước phải sau .
2.5 Quy tắc ngoài trước trong sau
Chữ Hán cũng ảnh hưởng rất nhiều từ văn hóa của quốc gia này. Quy tắc viết bên ngoài trước bên trong sau giống như việc xây cung thành thì phải xây thành bảo vệ trước rồi mới đến bên trong . Lấy vị dụ là chữ “用”
2.6 Quy tắc vào trước đóng sau
Đối với những chữ có dạng hộp , khi viết hết nét bên ngoài , chỉ chừa lại nét ở bên dưới. Sau đó viết các thành phần bên trong rồi đóng hộp lại. Nét bên dưới giống như là cái nắp, sau khi bỏ hết đồ vào rồi thì đóng lại. Lấy ví dụ ở đây là chữ “酒”
2.7 Quy tắc giữa trước hai bên sau
Những chữ có ba bộ phận đối xứng , thì ưu tiên viết bộ phận ở giữa, sau đó sẽ viết bên trái rồi đến bên phải . Chữ đặc trưng là chữ 水
3. Một số quy tắc đặc biệt
Khi viết nét bút thuận , cần lưu ý một số trường hợp đặc biệt:
*Đối với những chữ có bộ 辶 và bộ 廴 , khi viết sẽ ưu tiên viết bộ nằm trên đó trước , đến cuối cùng mới viết hai bộ thủ đó.
ví dụ có chữ 逛
* Đối với những chữ có nét chấm nằm bên trên bên tay phải, nét chấm đó sẽ viết sau cùng khi hoàn thành tất cả các bộ.
ví dụ là chữ 犬
Related Posts
Mạng xã hội tiếng Trung (Học từ vựng theo chủ đề)
Phân biệt cách sử dụng 就 và 才