Blog chia sẻ hôm nay chúng ta sẽ qua lại với những câu truyện Thành ngữ Trung Quốc đầy thú vị .Chủ đề thành ngữ hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu sẽ là thành ngữ Trung Quốc “Họa long điểm tinh”. Các bạn hãy theo chân mình học nhé!
1. Truyện ngụ ngôn “họa long điểm tinh”
画龙点睛
传说古时候有个画家叫张僧繇,他画龙画得特别好。
有一次,他在金陵(现在南京)安乐寺的墙壁上画了四条巨龙,那龙画得活灵活现,非常逼真,只是都没有眼睛。
人们问张僧繇:“为什么不把眼睛画出来。”他说:“眼睛可不能轻易画呀!一画了,龙就会腾空飞走的!”大家听了,谁也不信,都认为他在说大话。
后来,经不起人们一再请求,张僧繇只好答应把龙的眼睛画出来。奇怪的事情果然发生了,他刚刚点出第二条龙的眼睛,突然刮起了大风,顷刻间电闪雷鸣。
两条巨龙转动着光芒四射的眼睛冲天而起,腾空而去。围观的人,个个看得目瞪口呆,对张僧繇更佩服了。
成语“画龙点睛”就是从这个传说中来的。现在一般用来比喻写作、讲话时,在关键性的地方用上一两句精辟的语言来点明含义,使内容更加生动有力。这种手法也称为“点睛”之笔.
2. Phiên âm truyện ngụ ngôn Vẽ mắt cho rồng.
Huàlóngdiǎnjīng
Chuánshuō gǔ shíhòu yǒu gè huàjiā jiào zhāng sēng yáo, tā huà lóng huà dé tèbié hǎo.
Yǒu yīcì, tā zài jīnlíng (xiànzài nánjīng) ānlè sì de qiángbì shàng huàle sìtiáo jù lóng, nà lóng huà dé huólínghuóxiàn, fēicháng bīzhēn, zhǐshì dōu méiyǒu yǎnjīng.
Rénmen wèn zhāng sēng yáo:“Wèishéme bù bǎ yǎnjīng huà chūlái.” Tā shuō:“Yǎnjīng kě bùnéng qīngyì huà ya! Yī huàle, lóng jiù huì téngkōng fēi zǒu de!” Dàjiā tīngle, shéi yě bùxìn, dōu rènwéi tā zài shuō dàhuà.
Hòulái, jīng bù qǐ rénmen yīzài qǐngqiú, zhāng sēng yáo zhǐhǎo dāyìng bǎ lóng de yǎnjīng huà chūlái. Qíguài de shìqíng guǒrán fāshēngle, tā gānggāng diǎn chū dì èr tiáo lóng de yǎnjīng, túrán guā qǐle dàfēng, qǐngkè jiān diàn shǎn léimíng.
Liǎng tiáo jù lóng zhuǎndòngzhe guāngmáng sì shè de yǎnjīng chōngtiān ér qǐ, téngkōng ér qù. Wéiguān de rén, gè gè kàn dé mùdèngkǒudāi, duì zhāng sēng yáo gèng pèifúle. Chéngyǔ “huàlóngdiǎnjīng” jiùshì cóng zhège chuánshuō zhōng lái de.
Xiànzài yībān yòng lái bǐyù xiězuò, jiǎnghuà shí, zài guānjiàn xìng dì dìfāng yòng shàng yī liǎng jù jīngpì de yǔyán lái diǎn míng hányì, shǐ nèiróng gèngjiā shēngdòng yǒulì. Zhè zhǒng shǒufǎ yě chēng wèi “diǎnjīng” zhī bǐ.
3. Tìm hiểu nội dung truyện
Vẽ mắt cho rồng
Truyền thuyết kể rằng thời xa xưa có một họa sĩ tên là Trương Tăng Dao, ông vẽ tranh rồng rất đẹp.
Có một lần, ông đã vẽ bốn con rồng rất lớn ở trên tường của chùa An Lạc ở Kim Lăng (nay là Nam Kinh). Bức họa rồng của ông rất sống động, nhìn giống y như thật, chỉ có điều là không có mắt.
Người ta hỏi Trương Tăng Dao là tại sao ông không vẽ mắt. Ông ta nói:” Mắt không phải muốn vẽ là có thể vẽ được! Một khi đã vẽ thì con rồng sẽ bay đi mất!” Mọi người nghe vậy, chả ai thèm tin ông ta, cho rằng ông ta huênh hoang nói khoác.
Sau này, vì không chịu nổi yêu cầu lặp đi lặp lại của mọi người, Trương Tăng Dao đành phải đồng ý vẽ mắt thêm cho rồng. Cái chuyện quái lạ cuối cùng rồi cũng đến. Ông ta vừa mới chấm đến mắt của con rồng thứ hai, đột nhiên gió thổi dữ dội,sấm chớp nổi ầm ầm trong phút chốc.
Hai con rồng to lớn chuyển động cũng đôi mắt sáng rực rỡ tứ phía mà bay đi. Những người nhìn thấy xung quanh ai ai cũng trố mắt trầm trồ, đối với Trương Tăng Dao càng thêm bái phục.
Thành ngữ “Họa long điểm tinh” được bắt nguồn từ câu truyện ngụ ngôn này. Ngày nay nó thường được dùng để ẩn dụ trong việc viết lách, kể chuyện. Một hoặc hai câu hàm ý được sử dụng ở những vị trí quan trọng để chỉ ra ý nghĩa và làm cho nội dung trở nên sinh động và có sức hút hơn. Thủ pháp này còn được gọi là thủ pháp “điểm tinh”.
Related Posts
Bách điểu triều Phụng : Sự tích Trung Quốc về loài chim Phụng Hoàng
Bổ ngữ kết quả