Cấu trúc câu cầu khiến trong tiếng Anh

Câu cầu khiến là loại câu thường được sử dụng trong giao tiếp tiếng Anh thông thường. Người ta dùng nó để nhờ vả, yêu cầu một ai đó làm điều gì đó giúp họ. Hãy lấy giấy bút ra và note lại những điểm ngữ pháp bên dưới để không sử dụng sai loại câu này nhé.

1. Câu cầu khiến là loại câu gì?

Câu cầu khiến hay người ta còn gọi là câu mệnh lệnh được dùng để ra mệnh lệnh, đưa yêu cầu cho một người khác. Câu cầu khiến diễn tả mong muốn hay yêu cầu, nhờ vả người nghe làm hay không làm một việc gì đó.

Trong một vài trường hợp câu cầu khiến không có chủ ngữ, chúng ta cũng có thể ngầm hiểu chủ ngữ là người đang nghe hoặc đang đọc.

Eg:

  • Help me turn on the air conditioner. (Giúp tôi bật điều hòa.)
  • Give me that pencil please. (Đưa cái bút chì đó cho tôi nhé.)
  • Keep silent! (Giữ im lặng nào.)
  • Do not close the window. (Không đóng cửa sổ.)

2. Cấu trúc câu khiến trong tiếng Anh

2.1. Câu cầu khiến dạng khẳng định

Câu cầu khiến dạng khẳng định là câu dùng để diễn tả một yêu cầu của người nói cho người nghe và người nghe phải làm điều gì đó.

Công thức thể khẳng định: V (nguyên mẫu) + (O)

Eg:

  • Give me the pencil, please. (Làm ơn đưa cho tôi cái bút chì.)
  • Keep silent, please! (Làm ơn giữ im lặng!)
  • Open the garage and then wash the car. (Mở cửa nhà để xe và rửa cái xe đi!)

2.2. Câu cầu khiến dạng phủ định

Trái ngược với câu cầu khiến dạng khẳng định, câu cầu khiến dạng phủ định dùng để yêu cầu người nghe không làm điều gì đó.

Công thức thể phủ định: Do not + V (nguyên mẫu) + (O)

Eg:

  • Don’t run outside when it’s raining. (Đừng chạy ra ngoài khi trời mưa.)
  • Don’t drive the car when you drink alcohol. (Đừng lái xe khi đã uống rượu)
  • Don’t turn off the computer. (Đừng tắt máy tính.)
  • Don’t eat that cake. (Đừng ăn cái bánh đó)

3. Tổng hợp các loại câu cầu khiến

Có rất nhiều cách để biểu diễn câu cầu khiến và với mỗi cách nó đều biểu lộ một sắc thái, mức độ khác nhau. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về các cấu trúc:

3.1. Cấu trúc Have/Get: yêu cầu ai phải làm gì

Công thức chủ động của Have: S + Have + somebody + do + something

Công thức chủ động của Get: S + Get + somebody + to do + something

Câu cầu khiến have và get đều mang một sắc thái, mức độ giống nhau.

Eg: 

  • I’ll have Manh fix my computer. (Tôi sẽ nhờ Mạnh sửa máy tính giúp tôi.)
  • My mother got me to go home before 11 p.m. (Mẹ tôi bắt tôi về nhà trước mười một giờ tối.)
  • Lan has the mechanic fix her car. (Lan yêu cầu thợ sửa xe sửa giúp cô ấy chiếc xe.)

Công thức chủ động của Have: Have + something + V-ed/V3

Công thức chủ động của Get: Get + something + V-ed/V3

Eg:

  • I have a cup of tea bought by my brother (Tôi nhờ em trai tôi mua giúp một ly trà.)
  • I get my computer fixed by manh (Tôi đã nhờ Mạnh sửa máy tính của tôi.)

3.2. Cấu trúc Make/Force: bắt buộc ai đó phải làm gì

Công thức của Make: S + make + someone + V (Nguyên mẫu)

Công thức của Force: S + force + someone + to V

Câu cầu khiến có sự xuất hiện của từ make hay force đều mang mức độ biểu thị cao nhất. 

  • Teachersmake students quiet during class. (Giáo viên bắt học sinh im lặng trong giờ học.)
  • My boyfriend forced me to cook for him. (Bạn trai tôi bắt tôi phải nấu ăn cho anh ấy.)

3.3. Cấu trúc Let/Allow/Permit: Để, cho phép ai đó làm gì

Công thức của Let: Let + somebody + do + something

Công thức của Allow: Allow + somebody + to do something hay Allow + V_ing

Công thức của Permit: Permit + somebody + to do something hay Permit + V_ing

Ví dụ:

  • My mother lets me go out with my friend tonight. (Mẹ tôi cho tôi đi chơi với bạn tối nay)
  • Lan’s parents permit Lan travel around the world with us. (Ba mẹ Lan cho phép cô ấy đi du lịch vòng quanh thế giới với chúng tôi.)
  • My boss allowed me to go out during business hours. (Sếp của tôi cho phép tôi ra ngoài trong giờ làm việc.)

3.4. Cấu trúc Help: Giúp ai đó làm gì

Công thức của Help: Help + somebody + do/to do + something

Trong các công thức mang ý nghĩa cầu khiến thì help mang mức độ nhẹ nhất. Nó được dịch là giúp ai đó làm gì.

Nếu tân ngữ theo sau từ help là các đại từ bất định như someone, somebody, everyone,… thì ta có thể lược bỏ tân ngữ đó và cả từ to.

Eg:

  • Help me to close the window, please. (Giúp tôi đóng cửa sổ với.)

3.5. Một số cấu trúc câu cầu khiến khác

Ngoài những cấu trúc trên. một số động từ như need, want, would like, prefer cũng có thể được sử dụng như câu cầu khiến. Tuy nhiên, các cấu trúc này thường ít được sử dụng, và chúng mang tính trang trọng nhiều hơn.

Công thức của Need/want: S + need/want + something + (be) + V3/-ed

Cấu trúc này có nghĩa là muốn ai đó làm gì cho mình (mang ý nghĩa ra lệnh).

Eg:

  • I need the report to be made immediately (Tôi cần báo cáo ngay lập tức.)

Công thức của Would like/ prefer: Would like/ prefer + something + (to be) + V-ed/V3

Cấu trúc này có nghĩa là muốn ai đó làm gì cho mình. Nó là một câu mệnh lệnh lịch sự.

Eg:

  • I would like the window opened.  (Tôi muốn cửa sổ mở ra.)

Related Posts

Nhập bình luận