Những cấu trúc câu hỏi đuôi đặc biệt

Ta đã biết công thức chung của các câu hỏi đuôi là mệnh đề chính đứng trước dấu phẩy, sau dấu phẩy là phần đuôi dùng để hỏi. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp câu hỏi đuôi không tuân theo công thức chung mà ta cần nhận biết.

1. Đối với động từ “Am”

Ở phần đuôi của dạng câu hỏi này, khi chủ từ của mệnh đề chính là I và động từ là “am”, ta không dùng “am not I” mà phải dùng “aren’t I”.

Eg:

  • I am your good friend, aren’t I? (Tôi là bạn tốt của bạn, đúng không?)

2. Đối với động từ khiếm khuyết “Must”

Khi mệnh đề chính có động từ khiếm khuyết “must” chỉ sự cần thiết ở dạng khẳng định, ta dùng “needn’t” cho câu hỏi đuôi.

Eg:

  • They must go to school at 7:00 am, needn’t they? (Họ phải đi học vào 7 giờ sáng, đúng không?)

Khi “must” chỉ sự cấm đoán ở dạng phủ định “must not”, ta dùng “must” cho câu hỏi đuôi.

Eg:

  • You mustn’t come late, must you? (Anh không được đến trễ, hiểu chứ?)

Khi “must” chỉ sự dự đoán ở hiện tại, ta dựa vào động từ theo sau “must” để chọn động từ cho thích hợp.

Eg:

  • She must be a doctor, isn’t she? (Cô ấy hẳn là bác sĩ, phải không?)

Khi “must” chỉ sự dự đoán ở quá khứ, ta dùng have hoặc has cho câu hỏi đuôi.

Eg:

  • You must have visited Paris once, haven’t you? (Bạn chắc hẳn là đã đến Paris một lần, đúng không?)

3. Đối với động từ “Have to”

Với động từ khuyết thiếu have to, has  to, had to ở mệnh đề chính, ta dùng trợ động từ do, does, did cho câu hỏi đuôi.)

Eg:

  • My child had to go to school yesterday, didn’t he? (Hôm qua con trai tôi phải đến trường đúng không?

4. Đối với câu có chủ ngữ là “One”

Khi chủ ngữ chính trong mệnh đề chính là “one”, ở câu hỏi đuôi dùng “you” hoặc “one”.

Eg:

  • One who works hard will be successful, won’t you? (Một người làm việc chăm chỉ sẽ thành công, phải không?)

5. Đối với câu có “used to” 

Nếu mệnh đề chính sử dụng cấu trúc Used to để diễn tả hành động đã từng xảy ra trong quá khứ, ta xem “used to” là một động từ chia ở thì quá khứ. Do đó câu hỏi đuôi sử dụng trợ động từ “did”.

Eg:

  • She used to live here, didn’t she? (Cô ta đã từng sống ở đây, đúng không?)

6. Đối với câu có “Had better”

Nếu mệnh đề chính có sử dụng Had better, ta dùng trợ động từ had để lập câu hỏi đuôi.

Eg:

  • You had better study to pass the exam, hadn’t you? (Bạn tốt hơn là nên học để qua kì thi, đúng không?)

7. Đối với câu có “Would rather”

Khi mệnh đề sử dụng cấu trúc Would rather, ta mượn trợ động từ “would” để lập câu hỏi đuôi.

Eg:

  • He would rather go, wouldn’t he? (Cô ấy muốn đi phải không?)

8. Đối với cấu trúc “I think”

Khi câu có cấu trúc: I + think/ believe/ suppose/ reckon/ expect/ see/… (mệnh đề chính) + mệnh đề phụ

Ta dùng động từ trong mệnh đề phụ để xác định trợ động từ cho câu hỏi đuôi.

Eg:

  • I think he will come here, won’t he? (Tôi nghĩ anh ấy sẽ đến đây, đúng không?)

Nếu mệnh đề chính chứa từ Not, thì tính chất phủ định vẫn có ảnh hưởng đến cả mệnh đề phụ. Vậy nên câu hỏi đuôi phải ở thể ngược lại là khẳng định.

Cũng mẫu cấu trúc này nhưng nếu chủ từ không phải là “I” thì dùng động từ chính trong câu (think/ believe/ suppose/…) để xác định trợ động từ cho câu hỏi đuôi.

9. Đối với câu điều ước Wish

Khi mệnh đề chính dùng cấu trúc Wish thể hiện mong muốn của bản thân hoặc ai đó, ta sử dụng “may” cho câu hỏi đuôi.

Eg:

  • Lan wishes to have a new car, may she? (Lan muốn có chiếc xe mới, đúng không?)

10. Đối với động từ “Let”

Khi “Let” đặt đầu câu, ta căn cứ vào ý nghĩa mà “let” truyền tải trong câu để chọn động từ phù hợp.

Nếu nó được dùng trong câu gợi ý, rủ ai làm việc gì đó cùng mình thì ta dùng “shall we?” cho câu hỏi đuôi.

Eg:

  • Let’s go shopping, shall we? (Chúng ta cùng đi mua sắm nhé?)
  • Let’s eat dinner, shall we?(Chúng ta cùng ăn tối thôi, được chứ?)

Nếu “Let” trong câu xin phép let somebody do something thì ta dùng “will you?” cho câu hỏi đuôi.

Eg:

  • Let me have some drinks, will you? (Cho tôi chút đồ uống, được không?)

Nếu “Let” trong câu đề nghị giúp người khác, ta dùng “may I?”

Eg:

  • Let me close the window for you, may I? (Để tôi đóng cửa sổ giúp bạn, được không?)

11. Đối với câu mệnh lệnh

Nếu câu mệnh lệnh diễn tả lời mời thì ta dùng “won’t you” cho câu hỏi đuôi.

Eg:

  • Drink some tea, won’t you? (Mời bạn uống chút trà nhé?)

Nếu câu mệnh lệnh diễn tả sự nhờ vả thì ta dùng “will you” cho câu hỏi đuôi.

Eg:

  • Take it away now, will you? (Mang nó đi giúp mình nhé?)

Nếu câu mệnh lệnh diễn tả sự ra lệnh thì ta dùng “can/ could/ would you” cho câu hỏi đuôi.

Eg:

  • Go out, can’t you? (Ra ngoài giúp tôi?)

Đối với câu mệnh lệnh phủ định chỉ được dùng “will you” cho câu hỏi đuôi.

Eg:

  • Don’t go out, will you? (Đừng đi ra ngoài được không?)

12. Đối với câu có đại từ bất định chỉ người và vật

Khi chủ ngữ của câu là những đại từ bất định chỉ người như: Anyone, anybody, everything, everyone, something, someone,… Ta dùng đại từ “they” làm chủ từ trong câu hỏi đuôi.

Eg:

  • Someone had recognized him, hadn’t they? (Có người đã nhận ra hắn, phải không?)

13. Đối với câu có chủ ngữ mang tính chất phủ định

Những câu trần thuật có chứa các từ phủ định như: Neither, none, no one, nobody, nothing, scarcely, barely, hardly, hardly ever, seldom,… thì phần câu hỏi đuôi sẽ ở thể khẳng định.

Eg:

Jack hardly ever goes to parties, does he? (Jack hầu như không bao giờ đi dự tiệc tùng, phải không?)

Related Posts

Nhập bình luận