Hiện tượng đồng âm trong tiếng Trung Quốc.
Không ít người học tiếng Trung Quốc phải đau đầu vì hiện tượng đồng âm khi học tiếng Trung Quốc. Vì thế, khi nghe hoặc nói; để dễ dàng phân biệt được người nói đang muốn nói đến từ nào chúng ta phải luyện được phản xạ. Hãy cùng nhau tìm giải pháp để việc học hiệu quả hơn nhé!
1.Vì sao lại có hiện tượng đồng âm trong tiếng Trung Quốc?
Tiếng Trung Quốc vốn dĩ là ngôn ngữ thuộc hệ chữ tượng hình , chính những hình ảnh là nguồn gốc của chữ Hán. Chính vì điều đó, Hán tự là phương tiện giúp ta nhận biết những âm có cách đọc giống nhau hay còn gọi là đồng âm. Nhưng để nhận biết được Hán tự bắt buộc chúng ta phải biết qua phiên âm của nó, vì Hán tự không phải là chữ biểu âm. Trước tiên hãy tìm hiểu về chữ biểu âm và chữ biểu hình.
1.1 Chữ biểu âm
Chữ biểu âm được hiểu nôm na là những chữ mang ý nghĩa về âm thanh, sẽ có quy tắc ghép nguyên âm, phụ âm và có thể có cả thanh điệu. Chữ latin chính là điển hình của kiểu chữ biểu âm.
Tiếng Việt , một ngôn ngữ có sự hình thành từ lâu đời và trải qua nhiều sự thay đổi. Đến ngày hôm nay, chữ Latin đã trở thành chữ Quốc ngữ của Việt Nam
Lấy ví dụ một người nước ngoài bắt đầu học một ngôn ngữ mới thuộc hệ chữ biểu âm. Khi có kiến thức cơ bản về cách phát âm và ghép chữ thì người đó có thể sẽ dễ dàng đọc được tất cả các văn bản mặc dù là có thể không hiểu được nghĩa của từ.
1.2 Chữ biểu ý
Bắt nguồn của tất cả các ngôn ngữ đều là từ hình vẽ. Qua quá trình thay đổi và điều chỉnh; có những ngôn ngữ đã dần chuyển thành chữ biểu âm để dễ dàng trong việc đọc. Nhưng vẫn còn tồn tại một số chữ giữ được bản chất của hình vẽ; nhưng được giản lược và đơn giản hóa nên tính hình ảnh không còn quá cao. Một trong những ví dụ điển hình phải kể đến là tiếng Trung Quốc.
Chữ Trung Quốc chính là chữ tượng hình, tức là không mang ý nghĩa về mặt ghép âm. Tuy nhiên ngày nay, có rất nhiều chữ Trung Quốc không chỉ mang ý nghĩa về mặt nội dung; mà còn có một số bộ phận (bộ thủ) đảm nhận vai trò âm của chữ đó. Mặc dù như thế nhưng những bộ phận ấy không thường xuyên xuất hiện cũng như không thể dùng trường hợp có quy tắc như trong hệ chữ biểu âm.
Tóm lại, chữ biểu ý tức là những chữ mang ý nghĩa về mặt nội dung, ý nghĩa và hình ảnh trong đó. Chữ biểu ý không có chức năng biểu thị âm thanh.
1.3 Hiện tượng đồng âm
Dù là hệ chữ biểu ý, người đọc có thể đoán được nghĩa của từ dù không biết pinyin. Nhưng điểm bất cập của tiếng Trung nếu chúng ta chỉ xem phiên âm mà không xem Hán tự đó là hiện tượng đồng âm. Chúng ta không thể xác định được nghĩa của từ nếu như bạn không có một khối lượng từ vựng vừa đủ.
Tiếng Hán có 35 nguyên âm chính thức và 21 phụ âm chính thức cùng với 4 thanh điệu sẽ tạo được khoảng 3-4000 âm đọc khác nhau. Tuy nhiên , theo “Hán ngữ đại từ điển” thống kê có hơn 56000 chữ Trung Quốc tổng cộng. Với số lượng khổng lồ như thế tương đương 1 âm phải gánh gần 18 nghĩa khác nhau. Từ đó, dẫn đến hiện tượng đồng âm trong tiếng Hán là không thể đếm xuể.
Đồng âm trong cách đọc cũng như đồng âm trong cách phát âm là một điều trong giao tiếp thường gặp. Sự khác nhau của nhưng kết cấu có nét tương tự nhau như hai vần gần giống nhau (ví dụ như an-ang). Hoặc phụ âm chỉ khác nhau ở phần bật hơi (ví dụ j-q, z-c); hay thanh điệu chỉ khác nhau ở độ dài ngắn ( thanh 4 và 1) sẽ tạo nên những hiểu lầm trong khi giao tiếp.
Những điều trên tạo ra không ít bất cập và khó khăn cho người học.
2. Cách khắc phục
2.1 Khắc phục đối với việc đọc pinyin
Để có được phản xạ trong việc học pinyin chúng ta phải kết hợp giữa việc học phiên âm và Hán tự. Không thể chỉ học pinyin nhưng không nhớ mặt chữ cũng như ý nghĩa của từ. Khi bạn học như thế, bạn sẽ tạo cho mình 1 thói quen. Từ thói quen hình thành phản xạ. Nên khi đọc một văn bản pinyin chắc chắn ít nhiều bạn cũng sẽ đoán được những từ vựng dựa vào ngữ cảnh.
2.2 Khắc phục đối với việc nhận biết phát âm
Việc học pinyin cũng là 1 yếu tố quan trong quyết định khả năng phân biệt âm và khả năng hiểu ý nghĩa của từ. Tuy nhiên, để nghe tốt bản phải thật sự có phát âm tốt. Vì khi bạn phát âm tốt, não bộ của bạn sẽ tiếp thu đúng kết cấu âm thanh. Khi não bộ hình thành nhận biết đúng âm thanh thì kĩ năng nghe sẽ cải thiện rất nhiều. Vì khi đó thông tin nhập và thông tin xuất sẽ có sự liên kết, bạn sẽ nhận biết được từ mà người muốn truyền tải là gì.
Việc học phát âm là vô cùng quan trọng. Để học phát âm cần phải học theo phương pháp khoa học. Kết hợp giữa lí thuyết sách vở và cả thực tiễn (nghe đài, xem chương trình, nghe nhạc,…).
Khi học lí thuyết về cách phát âm phải học kĩ từ điểm giống và khác để dễ dàng nhận diện âm.
Khi luyện nghe từ báo đài truyền hình phải chọn lọc nguồn hợp lí. Tránh việc nghe những âm địa phương,… Lựa chọn những trang web đáng tin cậy dành cho việc học hiệu quả.
Việc học một ngôn ngữ chính là khai thác ngôn ngữ. Chính những khai thác sẽ khiến chúng ta hiểu ngôn ngữ theo một cách tư duy. Việc học phát âm trong tiếng Trung quốc cũng như thế! Chúng ta hãy học một cách khoa học, học chắc phát âm, cải thiện tình trạng nghe nói chung và đồng âm nói riêng sẽ giúp chúng ta học tiếng Hán thú vị và hiệu quả hơn.
Related Posts
Quát mục tương khán ( 刮目相看 )- Nhìn bằng con mắt khác: Thành ngữ Trung Quốc
Xây lâu đài trên cát (空中楼阁 ) – Không trung lâu các : Thành ngữ Trung Quốc