Phụ âm trong bảng phiên âm tiếng Anh IPA

Phụ âm trong bảng phiên âm tiếng Anh IPA

Nếu nói tiếng Pháp mang theo nét lãng mạng thì tiếng Anh du dương như bản dương cầm dưới ánh nắng. Để thể hiện hoàn mỹ nét đẹp của tiếng Anh thông qua giao tiếp, ta cần nắm rõ các quy tắc phát âm trong bảng phiên âm tiếng Anh IPA. Và hôm ay, chúng ta cùng tìm hiểu về phụ âm: những âm không thể thiếu trong bảng phiên âm.

1. Phụ âm là gì?

Phụ âm là âm phát từ thanh quản qua miệng. Khi phát âm xuất hiện luồng khí từ thanh quản lên môi bị cản trở. Phụ âm không được sử dụng riêng lẻ mà phải đi cùng nguyên âm tạo thành từ.

Bảng phiên âm tiếng Anh IPA có 24 phụ âm tương ứng với các chữ cái còn lại trong bảng chữ cái tiếng Anh.

24 phụ âm: /p/; /b/; /t/; /d/; /t∫/; /dʒ/; /k/; / g /; / f /; /v/; /ð/; /θ/; /s/; /z/; /∫ /; /ʒ/; /m/; /n/; /η/; /l/; /r/; /w/; /j/ được chia thành 3 nhóm:

  • Phụ âm vô thanh
  • Phụ âm hữu thanh
  • Phụ âm khác
Các loại phụ âm trong bảng phiên âm tiếng Anh IPA

2. Cách phát âm phụ âm

2.1. Phụ âm vô thanh

1. /p/: Đọc gần giống với âm /p/ trong tiếng Việt. Lực chặn của 2 môi không mạnh bằng, nhưng bật hơi tương đương như vậy. Chặn luồng khí giữa hai môi, sau đó bật mạnh luồng khí ra.

2. /k: Giống âm /k/ tiếng Việt nhưng bật mạnh hơi, nâng phần sau của lưỡi, chạm ngạc mềm, hạ thấp khi luồng khí mạnh bật ra.

3. /f/: Giống âm /ph/ (phở) trong tiếng Việt, hàm trên chạm nhẹ vào môi dưới.

4. /t/: Phát âm giống âm /t/ trong tiếng Việt, nhưng bật hơi thật mạnh, đầu lưỡi đặt dưới nướu. Khi luồng khí bật ra, đầu lưỡi chạm vào răng cửa dưới. Hai răng khít chặt, mở ra khi luồng khí mạnh thoát ra.

5. /θ/: Đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng, để luồng khí thoát ra giữa lưỡi và hai hàm răng, thanh quản không rung.

6. /s/: Để lưỡi đặt nhẹ lên hàm trên, ngạc mềm nâng. Luồng khí thoát từ giữa mặt lưỡi và lợi. Không rung thanh quản, để mặt lưỡi chạm nhẹ vào lợi hàm trên.

7. /t∫/: Phụ âm này đọc giống âm /ch/ tiếng Việt nhưng khi nói môi phải chu ra. Ban đầu, môi hơi tròn và chu về phía trước. Khi luồng khí thoát ra, môi tròn nửa, lưỡi thẳng và chạm vào hàm dưới, để khí thoát ra trên bề mặt lưỡi.

8. /∫/ : Khi đọc phụ âm /∫/, môi chu ra, hướng về phía trước như đang hôn ai đó, môi tròn, để mặt lưỡi chạm lợi hàm trên, nâng phần trước của lưỡi lên.

2.2. Phụ âm hữu thanh

1. /b/: Giống âm /b/ tiếng Việt. Chặn luồng khí giữa hai môi, sau đó bật mạnh luồng khí ra.

2. /d/: Giống âm /d/ tiếng Việt nhưng hơi bật ra mạnh hơn một chút.  Đầu lưỡi đặt dưới nướu, khi luồng khí bật ra, đầu lưỡi chạm vào răng cửa dưới. Hai răng khít chặt, mở ra khi luồng khí mạnh thoát ra.

3. /dʒ/: Giống âm /t∫/ nhưng có rung dây thanh quản. Môi hơi tròn và chu về phía trước. Khi luồng khí thoát ra, môi tròn nửa, lưỡi thẳng và chạm vào hàm dưới, để khí thoát ra trên bề mặt lưỡi.

4. /g /: Phát â giống âm /g/ tiếng Việt, nâng phần sau của lưỡi, chạm ngạc mềm, hạ thấp khi luồng khí mạnh bật ra.

5. /v/: Phát âm giống /v/ trong tiếng Việt, hàm trên chạm nhẹ vào môi dưới.

6. /ð/: Để đọc phụ âm này cần đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng, để luồng khí thoát ra giữa lưỡi và hai hàm răng, thanh quản rung.

7. /z/: Khi phát âm, ta để lưỡi đặt nhẹ lên hàm trên, ngạc mềm nâng, luồng khí thoát từ giữa mặt lưỡi và lợi, rung thanh quản.

8. /ʒ/: Môi chu ra và có rung thanh quản, môi hướng về phía trước như đang kiss ai đó. Môi tròn, để mặt lưỡi chạm lợi hàm trên, nâng phần trước của lưỡi lên.

2.3. Các phụ âm còn lại

1. /m/: Phát âm giống âm /m/ tiếng Việt, hai môi ngậm lại, để luồng khí thoát qua mũi.

2. /n/: Khí thoát ra từ mũi, môi hé, đầu lưỡi chạm vào lợi hàm trên, chặn luồng khí để khí thoát ra từ mũi.

3. /η/: Khi đọc phụ âm /η/, khí bị chặn ở lưỡi và ngạc mềm nên thoát ra từ mũi, thanh quản rung, môi hé. Phần sau của lưỡi thì nâng lên, chạm ngạc mềm.

4. /l/: Từ từ cong lưỡi, chạm vào răng hàm trên, thanh quản rung, môi mở rộng. Khi môi mở hoàn toàn, đầu lưỡi từ từ cong lên và đặt vào răng hàm trên.

5. /r/: Khác /r/ tiếng Việt: Lưỡi cong vào trong và môi tròn, hơi chu về phía trước. Khi luồng khí thoát ra, lưỡi về trạng thái thả lỏng, môi tròn mở rộng.

6. /w/: Lưỡi thả lỏng, môi tròn và chu về trước. Khi luồng khí thoát ra, lưỡi vẫn thả lỏng, môi tròn mở rộng.

7. /h/: Như âm /h/ tiếng Việt, không rung thanh quản, môi hé nửa, lưỡi hạ thấp để luồng khí thoát ra.

8. /j/: Nâng phần trước của lưỡi lên gần ngạc cứng, đẩy luồng khí thoát ra giữa phần trước của lưỡi và ngạc cứng. Khi đẩy luồng khí thoát ra không làm rung dây thanh trong cổ họng. Môi hơi mở khi luồng khí thoát ra, môi mở rộng, phần giữa lưỡi hơi nâng lên, khi luồng khí thoát ra, lưỡi thả lỏng.

Học phát âm luôn là một quá trình dài dằng dẵng, hi vọng bài viết về phụ âm của mình có thể phần nào giúp bạn rút ngắn được quá trình ấy. Hãy cố gắng lên và thành công sẽ tìm đến bạn sớm thôi.

Related Posts

Nhập bình luận