Thanh Điệu tiếng Trung và sự hòa hợp âm thanh
Dấu trong tiếng Trung hay còn gọi là thanh điệu đảm nhiệm vai trò mang âm sắc cho chữ. Thanh điệu kết hợp với các thanh mẫu và vận mẫu để tạo thành những từ ngữ đa dạng về nghĩa và còn tạo ra hiện tượng đồng âm . Nếu như trong tiếng Việt chúng ta có các dấu sắc, hỏi, ngã, nặng, thanh không thì trong pinyin tiếng Trung có 4 thanh điệu chính và một thanh điệu phụ thuộc vào âm trước được gọi là khinh thanh . Cũng có thể xem là trong tiếng Hán có 5 dấu . Các thanh điệu này có những điểm giống và khác so với tiếng Việt . Vì thế chúng ta hãy cùng nhau học cách đọc và cách phát âm sao cho chuẩn nhé !!
1.Phân chia thanh điệu tiếng Trung
1.1 Thanh điệu chính (4 thanh)
Chúng ta có thể nhìn vào kí hiệu của mỗi thanh điệu để phân tích và nhớ cách đọc cho dễ hơn :
- Thanh 1 (âm bình ) : Kí hiệu là ‘ – ‘ : đọc cao , vang , âm vực nằm ở nốt “Son” trong khóa nhạc . Đọc dài ra ( gần giống dấu sắc ở tiếng Việt nhưng kéo dài âm ra và âm vực cao hơn dấu sắc )
- Thanh 2 (dương bình): Kí hiệu là ‘ / ‘ : âm vực đi từ thấp đến cao , có chiều hướng giống dấu hỏi trong tiếng Việt
- Thanh 3 (thướng thanh): Kí hiệu là ‘ ˇ ‘ : âm vực đi từ cao xuống thấp rồi lại lên cao , như sự kết hợp của dấu nặng –> dấu hỏi . Khi âm có thanh 3 đứng đầu câu hoặc giữa câu mà đi theo sau nó còn tồn tại thêm từ thì sẽ đọc một nửa thanh 3 . Lúc này sẽ đọc như dấu huyền trong tiếng Việt . Còn khi đọc riêng lẻ 1 mình hoặc nằm ở cuối cùng của câu thì phải đọc trọn vẹn thanh 3 . ( Mẹo đọc thanh 3: đọc dấu nặng nhưng xuống từ từ )
- Thanh 4 (khứ thanh) :Kí hiệu là ‘ \ ‘ : đây là thanh điệu đặc biệt vì có trường độ ngắn hơn 3 âm trên . Đọc cao , dứt khoác , ngắn nên âm thanh phát ra sẽ đi từ cao xuống thấp . ( khác với thanh 1 âm thanh kéo dài , giữ nguyên cao độ và trường độ dài hơn thanh 4) .
1.2 Khinh Thanh
Khinh thanh là thanh điệu tiếng Trung không chính thức . Vì nó không có cách đọc cố định mà phụ thuộc vào âm vực và thanh điệu của chữ đứng trước. Cách viết khinh thanh là không bỏ dấu . Khinh thanh xuất hiện làm cân bằng âm thanh trong 1 cụm từ , thường là hình thức lập từ , trong đó từ đứng trước sẽ giữ nguyên thanh điệu và từ đằng sau sẽ trở thành khinh thanh .
ví dụ : 爸 爸 (bā ba), 妈 妈(mā ma), 姐 姐 (jiě jie),。。。
Để ý ở từ 爸 爸 và 妈 妈 , âm đầu tiên là thanh 1 , có âm vực cao . Từ phía sau đó sẽ không thể đọc hoàn toàn là âm 1 được , mà chúng ta sẽ đọc nhẹ lại để cân bằng với âm trước nó. Thường sẽ đọc khinh thanh ở trường hợp này sẽ có xu hướng có âm vực thấp hơn để trung hòa âm thanh.
Còn ở từ 姐 姐 nghĩa là chị gái. Âm gốc của chữ 姐 là jiě, là thanh 3 , thanh 3 có âm vực thấp hơn . Nên khinh thanh không thể đọc thấp thanh 3 được . Phải đọc nhẹ , ngắn và có cao độ cao hơn 1 tí với thanh 3 ở từ đằng trước.
Tóm lại : Dựa vào sự hòa hợp âm thanh , chúng ta sẽ có quy tắc mà người Trung Quốc quy ước khi gặp khinh thanh đó là đối với thanh 1,2,4 là những thanh điệu có âm vực cao , thì khinh thanh sẽ đọc với âm vực thấp . Còn với những từ có thanh 3 có âm vực thấp , thì khinh thanh sẽ đọc cao hơn 1 tí.
2. Trường hợp biến âm ( biến điệu âm thanh )
2.1 Biến âm khi hai thanh 3 đi chung
ví dụ : Ta có chữ ‘nĭ hăo’ (xin chào) cấu thành gồm 2 thanh 3. Cả hai âm đều mang âm vực thấp đi chung với nhau . Nếu như đọc rõ là nĭ xong đến hăo sẽ bị mất tự nhiên và trì trệ âm thanh . Vì vậy , theo quy ước sẽ biến âm đầu thành âm 2 và giữ nguyên dấu của âm sau nên ‘nĭ hăo’ sẽ đọc là ‘ní hăo’
2.2. Biến âm với động từ 不
Động từ 不 (bù) là trợ từ phủ định có thanh điệu là thanh 4 . Khi đi kèm với những từ có thanh 4 sẽ tự động đọc là thanh 2 .
ví dụ : 不要 (búyào) : đừng, 不在 (búzài) : không ở
Khi đi với các thanh 1,2,3 thì vẫn giữ nguyên thanh điệu không bị thay đổi.
2.3 Biến âm với chữ 一
Chữ 一 mang thanh 1 khi đứng một mình . Cũng giống với chữ 不, khi gặp thanh 4 , sẽ tự động chuyển thành thanh 2 .
ví dụ : 一个(yī gè –> yí gè) .
Khi đi chung với cái thanh 1,2,3 sẽ đọc thành thanh 4
ví dụ : 一种(yī zhǒng –》 yì zhǒng) , 一天 (yī tiān–》 yìtiān),…
3. Bài tập thanh điệu
- bù +biàn –> bú biàn
- bù + lùn –>bú lùn
- yī + yàng–> yí yàng
- měi +hǎo–> méi hǎo
- yī + kàn –> yí kàn
Related Posts
一 … 就 (Hễ … liền) và 只要 … 就 (Chỉ cần thì) – ngữ pháp TQ
Bạch long vi phục (白龙微服 ) : Câu truyện thành ngữ Trung Quốc