Khác với những bài giảng ngữ pháp và lí thuyết về các cấu trúc câu, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một câu truyện ngụ ngôn trong văn hóa Trung Quốc.
Chữ Hán được hình thành dựa trên nhiều nét văn hóa đặc sắc. Mỗi chữ Hán đều chứa đựng một ý nghĩa thú vị được hình thành dựa trên đời sống sinh hoạt của con người. Câu chuyện mà hôm nay chúng ta tìm hiểu là câu chuyện liên quan đến chữ MÂU THUẪN.
Trong cuộc sồng hằng ngày xuất hiện không ít những vấn đề khiến chúng ta đặt dấu chấm hỏi lớn. Có những vấn đề sinh ra một cách rất mâu thuẫn nhưng chúng ta không biết phải giải thích như thế nào? Vậy đã bao giờ chúng ta thử đặt câu hỏi rằng cụm từ MÂU THUẪN mà chúng ta sử dụng là bắt nguồn từ đâu không. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua câu chuyện “Tự tương mâu thuẫn” (Dùng giáo đâm khiên)
1. Truyện ngụ ngôn: Tự tương mâu thuẫn (dùng giáo đâm khiên)
(*mâu: là cái khiên, *thuẫn: là cái giáo)
Ngày xửa ngày xưa, ở đất nước Sở có một người thương lái chuyên buôn bán vũ khí. Vì để thu hút đám đông và người khác nên anh đã rao rất to.
Anh ta rao :” Mọi người mau lại đây mà xem thử đi này, xem thử cái mâu này của tôi đi. Cái mâu của tôi là kiên cố nhất thiên hạ, rắn rỏi nhất vũ trụ. Nó cứng chắc đến nỗi mà không có một binh khí sắc bén nào có thể đâm thủng được. Cũng không có một cây giáo nào có thể đâm xuyên qua nổi được. Mau lại đây xem thử đi! Mau lại xem thử đi nào!”
Mọi người xung quanh nghe tiếng rao lớn của anh ta, ai cũng tò mò không biết anh ta đang bán cái gì, bèn tiến lại gần xem thử. Rồi tên thương lái lại cầm lên một chiếc mâu (giáo) tiếp tục rao.
Hắn rao rằng: ” Mọi người mau lại đây mà xem này. Cây giáo này của tôi rất chắc chắn. Nó là cây giáo sắc bén nhất thiên hạ, sắc bén nhất vũ trụ. Không có một vũ khí nào mà nó không thể đâm xuyên được. Cũng không có một chiếc khiên nào có thể chịu được sự sắc bén của nó. Mọi người mau lại đây xem thử đi, lại đây xem thử nào!! “
Nghe tên thương lái rao bán như thế, bỗng có một vị khách cất giọng hỏi : ” Xin cho tôi hỏi. Nếu như cây giáo của anh là sắc nhọn nhất thiên hạ, cái khiên của anh là bền bỉ nhất thiên hạ thì nếu tôi lấy cái giáo của anh đâm vào cái khiên của anh thì sẽ như thế nào ?”. “Cây giáo sắc bén sẽ đâm thủng cái khiên hay cái khiên sẽ chịu được cây giáo, cái nào mới thật sự lợi hại a ?”
Nghe thấy như vậy mọi người đều cười ồ lên. Gã thương lái nghe vậy tự bản thân thấy không biết phải như thế nào, ấp a ấp úng… Hắn ta vì bẻ mặt mà rời đi cũng đống khiên giáo của mình.
2. Ý nghĩa
Câu thành ngữ “Tự tương mâu thuẫn” (自相矛盾 – zì xiāng máo dùn) có nghĩa là dùng giáo của mình đâm khiên của mình là thành ngữ bắt nguồn từ câu chuyện này. Nó được viết bởi một trong những triết gia đầu tiên của Trung Quốc. Được viết trong cuốn sách Hàn Phi Tử, do Hàn Phi (khoảng năm 280-233 trước Công nguyên).
Câu thành ngữ này có nghĩa là mâu thuẫn với chính mình. Câu thành ngữ rút ra cho chúng ta một bài học ý nghĩa . Lời nói hoặc hành động của ai đó trước và sau mâu thuẫn lẫn nhau. Câu thành ngữ còn khuyên ta khi nói hoặc hành động phải trước sau như một . Mọi lời nói ra phải thống nhất và liên quan nhau, biết suy nghĩ thật kĩ càng trước khi nói.
Related Posts
Tên phiên âm Trung Quốc của các sao USUK sẽ như thế nào ?
Phân biệt ba cụm 碰 (pèng), 碰见 (pèngjiàn) và 碰上 (pèngshàng)